Nhà bếp có vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi gia đình. Người ta cho rằng, muốn biết gia đình hạnh phúc hay không chỉ cần nhìn vào căn bếp. Một căn bếp tiện nghi mà ấm cúng chính là ngọn lửa vô hình sưởi ấm tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Do đó, phòng bếp cần đảm bảo sự thuận tiện và linh hoạt trong sinh hoạt hàng ngày. Phòng bếp ngày nay được thiết kế mở phóng khoáng với quầy bar, bàn ăn,… Mong rằng 8 lời khuyên hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn thiết kế một gian bếp tiện dụng, giàu tính thẩm mỹ.
Mặc dù chức năng chính của phòng bếp vẫn không đổi trong suốt những năm qua. Nhưng quan điểm thiết kế không gian này đã thay đổi rất nhiều. Không đơn thuần là một căn phòng đơn giản, khép kín như trước. Phòng bếp ngày nay được thiết kế mở phóng khoáng với quầy bar, bàn ăn,… Mong rằng 8 lời khuyên hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn thiết kế một gian bếp tiện dụng, giàu tính thẩm mỹ.
8 điều cần nhớ khi thiết kế không gian bếp
Nội Dung
Bố cục phòng bếp
Đây là bước cơ bản nhất trong thiết kế bếp. Việc xác định vị trí của từng khu vực chức năng trong bếp như: bếp nấu, bàn đảo, bồn rửa, tủ kệ,… rất quan trọng. Theo nguyên tắc cơ bản, nên sử dụng hệ thống tam giác. Trong đó bồn rửa – bếp – tủ lạnh được đặt ở các vị trí tạo thành một hình tam giác. Bố cục này giúp tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa các khu vực nóng và lạnh. Đồng thời phù hợp với thứ tự công việc trong bếp: lưu trữ (tủ lạnh), chuẩn bị (bồn rửa), nấu ăn (bếp).
Tuy nhiên, với những không gian nhỏ như trong căn hộ chung cư bố cục trên được biến tấu. Theo đó, bếp nấu, tủ lạnh, bồn rửa được bố trí liền kề và đều dựa vào một bức tường. Nhưng điều quan trọng là bếp và tủ lạnh cần được đặt ở vị trí đối diện hoặc cách xa nhau.
Sự lưu thông
Vấn đề về sự lưu thông cần được lên kế hoạch song song với việc bố trí thiết bị. Hãy tưởng tượng, người dùng sẽ sử dụng phòng bếp hằng ngày như thế nào, tại mỗi khu vực chức năng ra sao để thiết kế cho phù hợp.
Theo nguyên tắc chung, lối lưu thông cho một người với bề rộng tối thiểu là 60cm. Tuy nhiên, phải xem xét khi các cửa tủ, cửa thiết bị nấu nướng mở ra có lấn chiếm kích thước này hay không. Từ đó, hãy cân nhắc việc có nên mở rộng thêm lối lưu thông.
Bàn bếp
Độ sâu khuyến nghị của bàn bếp (thuộc bếp dưới) tối thiểu là 60 cm. Chiều cao bồn rửa thông thường là 81 – 91cm.
Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm tới vật liệu hoàn thiện tường chắn bếp. Gia chủ thường sử dụng gạch ốp bếp với những màu sắc hoặc hoa văn độc đáo. Ngoài trừ việc bảo vệ bức tường khỏi nước, dầu mỡ thì còn tăng tính thẩm mỹ cho phòng bếp. Kính ốp bếp cũng ngày càng được ưa chuộng bởi sự sang trọng cũng như các tính năng khác của nó.
Tủ bếp treo tường
Đối với tủ bếp treo tường, khoảng cách thích hợp từ đáy tủ tới mặt sàn phòng là 1,4m. Mặt khác, khoảng cách giữa bề mặt bàn bếp tới đáy tủ nên dao động từ 50-60cm. Chiều sâu của tủ khoảng 30-35cm để đảm bảo thuận tiện khi sử dụng.
Giá kệ lưu trữ
Phòng bếp thường lưu trữ nhiều loại vật dụng với chức năng, kích cỡ khác nhau dẫn đến một loạt các yêu cầu.
Ví dụ: để cất gọn chảo, độ sâu của kệ phải từ 50-55cm, chiều cao từ 20-35cm. Trong khi đó, độ sâu kệ bát đĩa và đồ thủy tinh nên từ 30-35cm, chiều cao từ 15-25cm. Đối với các loại chai, lọ nên sử dụng kệ có độ sâu trên 40cm và khoảng cách giữa các tầng là 12cm.
Lưu ý, bạn nên thiết kệ treo tường phù hợp với chiều cao của người thường xuyên sử dụng bếp. Chẳng hạn, với những người có chiều cao trung bình 1,7m thì chiều cao tối đa cho kệ là 1,95m. Nếu cao hơn sẽ sẽ gây khó khăn khi sử dụng vì nằm ngoài tầm với của của người dùng.
Ghế ăn
Đối với không gian ăn uống tích hợp trong gian bếp, bạn cần lựa chọn ghế ăn với kích thước phù hợp.
Cụ thể, khoảng cách từ mặt ngồi so với bề mặt bàn bếp nên từ 30-35cm. Khoảng cách từ phía trên của ghế tới mặt dưới của mặt bàn là 30cm. Như vậy sẽ đảm bảo sự thuận tiện và thoải mái nhất khi sử dụng.
Vật liệu
Vật liệu trong không gian bếp cần độ bền và khả năng chống chịu điều kiện môi trường theo thời gian. Đối với quầy, đá granite được dùng nhiều hơn đá cẩm thạch, bởi vật liệu này mềm hơn, thường hấp thụ vết bẩn với tốc độ nhanh hơn. Những loại vật liệu khác như đá nhân tạo hoặc gạch sứ cũng ngày càng trở nên phổ biến.
Đối sàn và tường bếp, khi lựa chọn vật liệu ốp lát, nên quan tâm tới vấn đề bảo trì. Một số vật liệu sàn phổ biến bao gồm nhiều loại gạch sứ và vải sơn.
Chiếu sáng
Xét đến cùng, phòng bếp là một loại không gian làm việc. Do đó trên bồn rửa, các khu vực dành cho việc cắt, xử lý thực phẩm cần sử dụng hệ thống chiếu sáng trực tiếp. Bạn nên sử dụng ánh sáng đèn màu lạnh hơn để chúng hiển thị chính xác kết cấu, màu sắc của thực phẩm. Tuy nhiên, đối với ánh sáng trang trí, ánh sáng bổ sung cho khu vực bàn ăn hoặc tủ bếp, hãy sử dụng đèn thả mặt dây chuyền, bóng sợi đốt với ánh sáng vàng ấm áp.